Tường nhà hay trần nhà bị nứt là một trong những hiện tượng khá thường gặp, đặc biệt với những công trình nhà ở bê tông cốt thép. Hiện tượng này không chỉ xảy ra ở các ngôi nhà ở đã cũ, mà trong nhiều trường hợp nhà mới xây bị nứt tường cũng khá thường gặp. Trong trường hợp ngay cả với những ngôi nhà mới xây mà tường nhà vẫn bị nứt, bạn cần phải xem xét nguyên nhân vì sao gây nứt tường, từ đó có những biện pháp khắc phục hiệu quả giúp bạn yên tâm hơn. Và dưới đây là những thông tin hữu ích mà TIẾN THẮNG muốn chia sẻ đến bạn.
Các nguyên nhân gây nứt tường nhà thường gặp
Nhà mới xây nhưng tường đã bị nứt là chuyện không phải hiếm gặp, hiện tượng này xảy ra do nhiều nguyên nhân, và mức độ nghiêm trọng phụ thuộc vào từng nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên dù do nguyên nhân nào khiến nhà mới xây bị nứt tường cũng là điều không mong muốn, và khiến chủ nhà cảm thấy lo lắng. Do đó khi hiện tượng nứt tường nhà xảy ra, bạn cần phối hợp với các nhà thầu đã thi công, hoặc đội thợ có chuyên môn để xử lý kịp thời.
Nguyên nhân tường nhà bị nứt do co giãn nhiệt độ
Nguyên nhân này cũng khá thường gặp với nhiều nhà mới xây. Cụ thể nếu nhà mới xây bị nứt tường, thì tường đó thường xuyên xuất hiện các vết nứt chân chim, hoặc một số vết nứt nhỏ. Hiện tượng này xảy ra nhiều hơn ở những ngôi nhà xây bằng khung bê tông. Ngoài yếu tố do sự co giãn nhiệt độ (yếu tố khí hậu), thì các vết nứt chân chim còn do một số nguyên nhân khác về kỹ thuật. Ví dụ do thợ tô trát vữa, bả matit, hoặc lăn sơn không đúng quy trình.
Với những ngôi nhà mới xây bị nứt dạng này, nếu vết nứt nhỏ, không kéo dài và không nứt vào bên trong cấu tạo của tường thì bạn có thể hoàn toàn yên tâm. Những vết nứt như vậy sẽ không nguy hiểm, gia chủ không cần phải lo lắng nhiều bởi đó chỉ là hiện tượng bình thường ở ngoài bề mặt.
Nguyên nhân tường nhà bị nứt do nhà bị nghiêng
Ở một số công trình do thiết kế và thi công không đảm bảo, không đúng kỹ thuật dẫn đến nhà bị nghiêng. Ngoài ra, nhà nghiêng còn có nguyên nhân do nền đất bị yếu, nền nhà bị lún sau một thời gian sử dụng, nền móng không đảm bảo chất lượng ngay từ khi thiết kế và thi công. Chính bởi nhà bị nghiêng, nên kéo theo nhiều hậu quả nghiêm trọng khác. Và nứt tường là điều rất dễ gặp phải. Đây là vấn đề nghiêm trọng, do đó để tránh việc nhà bị nghiêng dẫn đến nứt tường và các hậu quả khác, khi xây nhà trọn gói bạn cần lựa chọn nhà thầu uy tín, có năng lực. Khi đó chất lượng công trình mới có thể được đảm bảo, và bạn hoàn toàn yên tâm sẽ không có hiện tượng nhà mới xây bị nứt tường.
Nguyên nhân tường nhà bị nứt do tác động ngoại lực
Trường hợp này ít xảy ra hơn, mức độ nghiêm trọng tùy thuộc vào từng tác động. Các ngoại lực có thể tác động khiến nhà mới xây bị nứt tường như mưa bão, cây hoặc cột điện đổ vào nhà… Do vậy, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, đánh giá mức độ nứt của tường mà chúng ta có những cách khắc phục khác nhau.
Những hậu quả xảy ra khi tường nhà bị nứt
Khi tường nhà đã bị nứt, chắc chắn sẽ có hậu quả để lại. Tuy nhiên không phải lúc nào nứt tường cũng để lại hậu quả nghiêm trọng. Đối với trường hợp tường nứt chân chim, những vết nứt nhỏ ở bề mặt ngoài thì gia chủ không cần phải quá lo lắng. Những vết nứt này không ảnh hưởng đến kết cấu của công trình do vậy gia chủ có thể yên tâm. Thế nhưng, dù gì những vết nứt dạng này cũng ảnh hưởng không tốt đến thẩm mỹ của ngôi nhà, khiến cho người khác nhìn vào cảm giác khó chịu, thậm chí cảm giác không an toàn.
Đối với những trường hợp bị nứt sâu hơn, thì hậu quả của nó không chỉ dừng lại ở chỗ mất thẩm mỹ của ngôi nhà, mà tùy theo từng trường hơp mà nó có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Nhiều trường hợp khi nhà mới xây bị nứt tường, nhưng vết nứt lớn nhưng gia chủ không khắc phục, khi trời mưa có thể bị ngấm nước, gây thấm dột. Nặng hơn nữa, theo thời gian nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình, gây ra tình trạng nhà bị đứt gãy, thậm chí có thể làm sập nhà nếu bị nghiêm trọng. Do vậy khi thấy những vết nứt lớn, chủ nhà cần xem xét mức độ, nếu cần thiết có thể nhờ đến chuyên gia để đánh giá và có phương hướng khắc phục hợp lý.
Cách khắc phục nhà mới xây bị nứt tường hiệu quả
Khi đã biết được các nguyên nhân khiến nhà mới xây bị nứt tường, bạn sẽ có được những phương án khắc phục hợp lý. Đối với những vết nứt tường nhỏ do sơn, hoặc do hồ trộn không đều, hoặc do thời tiết, hay do tường nhà đang bị khô nhưng vẫn tô thì chúng ta có thể tách lớp hồ cũ nơi bị nứt ra, sau đó chát lại. Bạn lưu ý khi chát cần phải tưới nước để tường đủ ẩm, sau đó tô một lớp xi măng già và cát mịn. Cuối cùng, bạn sơn một lớp sơn chống thấm.
Riêng đối với những vết nứt tường lớn, bạn cần phải có kế hoạch xử lý kịp thời để đảm bảo an toàn, tránh ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Trong trường hợp này, gia đình có thể dùng vữa trám vào những vết nứt để tạo sự bằng phẳng, tránh lan rộng vết nứt. Hoặc khi công trình vẫn còn trong thời gian bảo hành (tùy từng nhà thầu mà thời gian bảo hành có thể dài hoặc ngắn), chủ nhà nên liên hệ với nhà thầu để họ hướng dẫn xử lý hay có thể đưa kỹ thuật đến xử lý nhà mới xây bị nứt tường.
Với các vết tường sâu, đây là vấn đề xảy ra do thiết kế sai kỹ thuật, hoặc thi công không đúng quy trình xây dựng. Vết nứt dạng này rất nguy hiểm, khó xử lý và bạn tốt nhất không nên tự xử lý. Khi gặp vấn đề này, bạn cần phải liên hệ với nhà thầu đã thi công để họ phải có trách nhiệm xử lý vết nứt tường. Và khi nhà thầu để xảy ra tình trạng nứt sâu như vậy, chắc chắn đó là một nhà thầu năng lực kém, hoặc thiếu trách nhiệm, thiếu uy tín. Trong trường hợp nhà cũ bị các vết nứt sâu, bạn vẫn có thể liên hệ chủ đầu tư trước đó, hoặc tìm đến các công ty chuyên sửa chữa nhà cũ để họ có biện pháp khắc phục kịp thời
Thông tin liên hệ Xây dựng TIẾN THẮNG
Để rõ hơn về thông tin kiến trúc xây dựng. Quý khách vui lòng liên hệ số
Hotline 0934 276 376 (LỘC) – 0971 354 561(LUÂN) hay gửi thông tin yêu cầu đến emai Tienthangxaydung@gmail.com
. Chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết từ phong thủy xây nhà, công năng, hình dáng đến phong cách cho tổ ấm của Quý khách. Xin chân thành cảm ơn Quý khách đã xem bài viết này!
* Quý khách có thể tham khảo thêm các mẫu Kiến trúc Nhà phố phù hợp với nhu cầu của mình trong chuyên mục: MẪU KIẾN TRÚC NHÀ PHỐ
* Hoặc tìm hiểu thêm qua kênh Fanpage chính thức của công ty: FANPAGE XAYDUNGTIENTHANG và trang FANPAGE VATLIEUXAYDUNGNOITHATTANTIEN
Leave A Comment